Nghệ thuật chiếu sáng trong các bảo tàng nghệ thuật
1. Một thiết kế ánh sáng thông minh giúp truyền tải những câu chuyện của các tuyệt tác nghệ thuật
Nếu những chuyên gia thiết kế ánh sáng đóng vai trò là những người kể chuyện, thì những câu chuyện của họ sẽ bắt đầu như thế nào?
Rosenfeld tin rằng ánh sáng thêm ngữ cảnh vào những tác phẩm đẹp. “Tôi luôn bắt đầu bằng việc đặt một vật thể trước mặt và đặt ra các câu hỏi” ông nói. “Tại sao tôi lại quan tâm tới vật thể này? Tôi yêu thích điểm nào của nó? Tại sao nó lại ở đây? Mục đích của người nghệ sĩ tạo ra nó là gì? Tôi hệ thống thành công thức các câu trả lời cho các câu hỏi trên, sau đó thì “thắp sáng” nó.
Dù là tạo điểm nhấn cho một bức tranh sơn dầu, làm bật lên những biểu cảm trên gương mặt của những tác phẩm điêu khắc hay khiến cho những chiếc lọ thủy tinh bừng sáng từ bên trong, Rosenfeld ưu tiên hàng đầu luôn là việc nghiên cứu tất cả các yêu cầu mà tác phẩm của một nghệ sĩ đặt ra rồi sau đó cố gắng hết sức để biến tác phẩm đó thành bất cứ thứ gì nó muốn.
“Các bảo tàng nghệ thuật là những trải nghiệm thị giác quy mô lớn. Và nếu như hệ thống chiếu sáng không thể đáp ứng đủ những “dữ liệu thô” cần thiết, khách tham quan sẽ không thể tận hưởng những trải nghiệm quý giá này.”
Crowell cho rằng thế giới của thiết kế chiếu sáng bảo tàng thực tế gần như tương đồng với thiết kế chiếu sáng sân khấu kịch nghệ, chỉ khác nhau ở chỗ diễn viên ở đây là những bức tranh, tượng điêu khắc và các tác phẩm thủ công.
“Khi mở ra một buổi triển lãm tại bảo tàng, đó là việc chúng ta tạo nên một câu chuyện kể và thiết kế dựng cảnh cho câu chuyện đó”, cô chia sẽ. “Sự khác biệt là ở đây, chúng ta mời lên sân khấu các khác giả, cho phép họ đi xung quanh và trở thành một phần của phân cảnh ấy”
Tại các bảo tàng, thiết kế ánh sáng giúp dẫn dắt các khán giả khi họ khám phá các “phân cảnh”. Sau cùng, chính thiết kế ánh sáng sẽ giúp định hình cho câu chuyện mà các tác phẩm muốn truyền đạt tới khán giá của mình.
Cũng như tất cả các diễn viên trong một tác phẩm kịch đều có những vai diễn khác nhau, tất cả các tác phẩm nghệ thuật cũng đều có một vị trí đặc biệt và duy nhất trong một cuộc triển lãm; đó là lý do tại sao Crowell không bao giờ chiếu sáng đều cho tất cả các tác phẩm trong một bộ sưu tập. Phối hợp chiếu sáng thật sáng tạo sẽ mang tới sự muôn màu muôn vẻ của những cảm xúc mãnh liệt và các mức độ ánh sáng từ đó tạo nên một thứ giai điệu đặc biệt.
“Nó là một điệu nhảy hữu hình”, Crowell nói. “Vậy tiết mục cao trào được khán giả tán thưởng (showstopper) nằm ở đâu trong căn phòng? Giống như những tác phẩm kịch nghệ, những buổi triển lãm của bảo tàng luôn có những diễn viên chính. Và khi mà người diễn viên đó cần được lắng nghe, chúng ta sẽ khiến cho ánh đèn bừng sáng.”
2. Các bảo tàng và các phòng trưng bày đòi hỏi một thiết kế chiếu sáng độc nhất vô nhị
Một trong những thử thách lớn nhất mà những nhà thiết kế ánh sáng bảo tàng phải đối mặt là số lượng cực lớn cũng như phạm vi của các vật thể mà họ cần phải cân nhắc sử dụng, ngay cả các tác phẩm đơn lẻ cũng có thể cần tới một một hệ thống phân cấp nhu cầu chiếu sáng.
“Hãy tưởng tượng về một bức tranh hoàng hôn thật đẹp.” Crowell nói. “Phụ thuộc vào việc tôi muốn người xem trải nghiệm tác phẩm 2D này như thế nào, tôi có thể sử dụng đèn chiếu rọi tiêu điểm lên một phần của bức tranh và dùng đèn chiếu với góc trải rộng cho những phần còn lại để nhấn mạnh sự tương phản.”
Ngược lại, các nhà thiết kế chiếu sáng bảo tàng tiếp cận những đối tượng 3D cũng giống như việc các nhà thiết kế chiếu sáng sân khấu kịch nghệ điêu khắc cơ thể con người. Những đối tượng này thậm chí còn mang lại những triển vọng lớn hơn về sự tương phản
Khi mà nhiều đối tượng khác nhau cùng được trưng bày trong một buổi triển lãm, các nhà thiết kế ánh sáng thỉnh thoảng phải chiếu sáng vào khoảng không để đảm bảo các đối tượng cùng được soi sáng với ánh sáng rực rỡ hoặc mờ ảo, ấm áp hoặc dịu mát, sử dụng các góc chiếu sâu hoặc nông và sử dụng các nguồn sáng đa dạng.
Tất nhiên, các nhà thiết kế ánh sáng bắt buộc phải cân nhắc đến điều kiện môi trường mà các tác phẩm được trưng bày.Tác phẩm nghệ thuật ấy được treo trên tường hay bày trong tủ kính? Đối tượng được dán nhãn phân loại ở đâu? Sàn nhà được lát đá hay sàn gỗ? Các đối tượng trưng bày liền kề nhau có cùng loại hay khác loại? Giờ hãy lưu ý đến việc nhiều buổi triển lãm tại các bảo tàng nghệ thuật thay đổi rất thường xuyên. Điều này có nghĩa là thiết kế ánh sáng phải thật linh hoạt và dễ dàng thay đổi phục vụ cho các đối tượng cũng như các bộ sưu tập mới.
3.Bảo tồn nghệ thuật là tối quan trọng
Vấn đề bảo tồn có thể coi là yếu tố phân biệt nghệ thuật lớn nhất của chiếu sáng bảo tàng nghệ thuật
“Một số yếu tố có thể tạo nên sự đấu tranh thực sự giữa việc khát khao trưng bày các tác phẩm nghệ thuật thật đẹp ở hiện tại và việc cần phải bảo tồn chúng cho các thế hệ sau này,” Rosenfeld nói. “Lấy ví dụ, màu nước đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, cũng như gỗ và sợi dệt không tồn tại vĩnh cửu, trên thực tế, những loại màu này lại đặc biệt dễ phai.
“Mặt khác, khi các chất liệu không nhạy cảm với ánh sáng, ví như thủy tinh, đá hay men sứ, ta có thể chiếu sáng chúng theo mọi cách mà ta muốn.”
Các loại đèn LED đang có sức hút nhất định đối với các bảo tàng và các phòng trưng bày vì một vài lý do nhất định, Ít nhất là chúng tạo nguồn ánh sáng toàn nhất cho các tác phẩm nhạy cảm với ánh sáng. So với các dòng đèn khác, đèn LED gần như không tạo tia UV
Tất nhiên, tất cả các dạng ánh sáng đã hữu hình đều sẽ chứa một lượng nhất định tia UV, và tất cả các dạng ánh sáng hữu hình đều có khả năng làm hư hại các tác phẩm nghệ thuật. Đó là lý do tại sao mà các nhà thiết kế ánh sáng luôn cố gắng chiếu sáng cho các tác phẩm nghệ thuật nhạy cảm với ánh sáng ở mức mờ nhạt và chiếu ít thời gian nhất có thể. Chiến lược ở đây gồm có việc sử dụng nguồn sáng công suất thấp, lắp thêm cho đèn các mặt lưới chống chói hoặc sử dụng dimmer điều chỉnh ánh sáng, khuyến khích sử dụng qua Bluetooth, Dali hoặc DMX vì lưới điện sử khi sử dụng điều chỉnh sáng có thể gây nên hiện tượng chập chờn không ổn định.
“Những tác phẩm nhạy cảm với ánh sáng nên được chiếu với một cường độ sáng vừa đủ để người xem có thế thưởng thức chúng,” Rosenfeld cho biết. “Nếu độ sáng lớn hơn cần thiết hoặc không đủ sáng để người xem có thế chiêm ngưỡng một tác phẩm thì chúng ta thực chất đã không tận dụng được một cách đúng đắn sự tồn tại của kiệt tác ấy . Điều này cũng có thể coi là một sự lãng phí năng lượng!”
“Chiếu sáng cũng là một phán quyết mang tính chất đạo lý. Khi chúng ta làm việc với những hiện vật quý giá và dễ vỡ, chúng ta phải làm cho mỗi hạt pho tôn (hạt lượng tử) có giá trị.”
4. Các lỗi thông thường trong bố trí chiếu sáng có thể làm hỏng sự trải nghiệm đối với một bảo tàng nghệ thuật
Rosenfeld nói rằng sử dụng hệ thống đèn rọi ray là một sự lựa chọn tự nhiên đối với một bảo tàng nghệ thuật, bởi nó cung cấp được rất nhiều điểm chiếu sáng và có thể điều chỉnh từng chiếc đơn lẻ. Nhưng không phải ai cũng có thể điều chỉnh hệ thống đèn này một cách hợp lý – lắp đặt và điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến việc phân phối ánh sáng không đều và có thể gặp các vấn đề về ánh sáng bị lóa.
“Các chủ sở hữu bảo tàng phải thực sự sẵn sàng đầu tư vào chi phí của việc bảo trì bảo dưỡng thường xuyên cũng như việc thuê các chuyên gia trong việc điều phối lắp đặt đèn chiếu sáng” Rosenfeld cho biết. “Còn nếu không thì tốt nhất họ không nên đưa đèn rọi ray vào hệ thống đèn chiếu sáng.”
Những loại đèn độ chói cao sẽ tạo ánh sáng chói trực tiếp lên hiện vật và để tránh điều này ta có thể sử dụng các biện pháp chống chói như lắp đặt thêm các lưới chống chói hay sử dụng các góc cắt của đèn (cuttoffs). Các tác phẩm nghệ thuật, không phải đèn chiếu sáng, luôn luôn phải là những vật tỏa sáng nhất trong căn phòng.
Đối với nhiều loại công trình khác nhau, kích thước của gian phòng luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế ánh sáng bảo tàng. Những phòng có kích thước nhỏ hơn thường làm tăng cao tính cạnh tranh giữa các tác phẩm nghệ thuật được pha trộn với nhau; ví dụ, khi các tác phẩm gốm sự được trưng bày liền kề với các tác phẩm từ sợi dệt, sử dụng nguồn sáng kém chất lượng có thể làm biến đổi tính chất của các tác phẩm và dẫn đến hệ quả của một sự thất bại trong bố trí ánh sáng. Mặt khác, những căn phòng với trần cao sẽ bị thiếu đi bộ-nến/phút-nến (footcandles – đơn vị đo độ sáng)*; điều này có thể cản trở khả năng thưởng thức nghệ thuật của khách tham quan nếu không phải do bố trí chiếu sáng không được điều chỉnh hợp lý.
Đôi khi, để có được một cái nhìn đúng đắn ta phải giành thêm nhiều thời gian ngắm nhìn và suy ngẫm. Crowell nói rằng nếu người lắp đặt chỉ leo thang để lắp đèn lên mà không trèo xuống để nhìn ngắm tác phẩm nghệ thuật dưới góc nhìn của các khách thăm quan, điểm trọng tâm sẽ có thể quá cao, tạo ra những vệt sáng gây sao nhãng bên trên các tác phẩm nghệ thuật.
Các bảo tàng nghệ thuật có thể coi là một trong những thử thách khó nhằn nhất đối với các nhà thiết kế ánh sáng.
“Khi chúng ta chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật trong một bảo tàng, chúng ta hầu hết đều nhìn tác phẩm ấy được trong ngữ cảnh mà chính tác giả của nó tạo nên,” Rosenfeld nói. “Các nghệ sĩ theo trường phái ấn tượng vẽ các tác phẩm của mình ở ngoài trời dưới độ sáng tới 100.000 lux. Để thực hiện lại những tác phẩm ấy bên trong bảo tàng là bất khả thi, ít nhất là không thực hiện được nếu không làm hư hại các tuyệt tác.
Nhưng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến ngày nay đang dần thay đổi cách chúng ta trải nghiệm một vài tuyệt tác nghệ thuật có giá trị lớn nhất trên thế giới, và những công nghệ này đang dần có sức ảnh hưởng cũng như sự tiếp cận với các bảo tàng nghệ thuật. Những phòng trưng bày lớn hơn đang dần bắt đầu áp dụng các công nghệ chiếu sáng độc đáo hơn lấy ý tưởng từ nghệ thuật chiếu sáng sân khấu như gobo - công nghệ tạo nên những hình khối có kết cấu ấn tượng cũng những hộp sáng di chuyển linh hoạt. Giá cả của đèn Led cũng đang dần trở nên hợp lý hơn và có nhiều kiểu dáng , chọn lựa đáp ứng được yêu cầu của các nhà thiết kế. Và cũng giống nhưng việc họ chiếu sáng cho các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ, các nhà thiết kế ánh sáng đang tìm cho mình những phương thức mới để vẽ nên những tuyệt tác bằng ánh sáng.